0909 198 449

Hotline bán hàng

0988 552 449

Hỗ trợ kỹ thuật

Sổ tay thi công

CT 4 năm trước 1030 lượt xem

Hỗ trợ cho anh em kỹ thuật trong quá trình làm việc

    A. THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT
    I. Hạ Tầng Căn Hộ:
    1. Đế âm:

    Đối với công tắc của Lumi phải chôn đế âm như sau:
    - Đế âm hình chữ nhật tai ốc đặt theo chiều ngang.
    - Đế âm hình vuông tai ốc đặt theo chiều dọc.
    - Chôn sâu đế âm so với bề mặt tường khoảng 2cm hoặc sâu hơn nếu tại đế âm
    đó có nhiều dây điện.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Khoảng cách chôn đế âm tối thiểu với vị trí có 2 công tắc lắp cạnh nhau trở lên
    - Đế âm hình vuông khoảng cách theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa 2 đế
    âm là 2cm.
    - Đế âm hình chữ nhật khoảng cách giữa 2 đế âm theo chiều ngang là 2,5cm,
    theo chiều dọc là 2cm.

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Vị trí lắp đặt HC / LC:
    Vị trí lắp đặt HC
    (Home Controller là bộ điều khiển trung tâm, là bộ não của ngôi
    nhà thông minh. HC tiếp nhận và xử lý tất cả thông tin của các thiết bị trong nhà)
    phải đáp ứng những yêu cầu sau:
    - Có nguồn cung cấp cho HC (nguồn 220V)
    - Có dây LAN từ Modem chính để kết nối với HC
    - Vị trí lắp đặt là trung tâm các thiết bị trong căn hộ (ví dụ căn hộ 3 tầng và có 1
    HC thì vị trí lắp đặt HC phù hợp nhất là ở tầng 2).
    Trường hợp không thể lắp HC ở vị trí bao quát các thiết bị trong căn hộ thì phải
    đáp ứng 2 điều kiện trên.
     

    Vị trí lắp đặt LC (Local Controller là thiết bị được kết nối với HC để mở rộng kết
    nối với các thiết bị khác. LC chỉ hoạt động khi được kết nối tới HC):
    - Với căn hộ nhiều tầng (từ 3 tầng trở lên) cần lắp thêm 1 bộ LC. Chọn vị trí lắp
    đặt LC để có thể bao quát các thiết bị ở xa và đáp ứng những yêu cầu tương tự
    như HC.
     

    Ngoài ra phụ thuộc vào điều kiện kiến trúc của căn hộ mà lắp đặt 1 bộ HC hay phải
    kết hợp lắp 1 bộ HC và 1 bộ LC (lắp thêm bộ LC khi các thiết bị ở xa HC hoạt động
    không ổn định).
     

    3. Vị trí lắp đặt IR:
    Bộ điều khiển hồng ngoại IR dùng để học lệnh điều khiển bằng tín hiệu hồng ngoại
    của các thiết bị sử dụng remote như điều hòa, tivi, quạt, ….và điều khiển các thiết
    bị đó bằng ứng dụng trên smartphone.

     

     

     

     

     

     

    Vị trí lắp đặt IR:
    - Có nguồn điện 220V.
    - Bộ điều khiển IR được thiết kế để bàn, một số trường hợp có thể gắn lên trần,
    nhưng phải đảm bảo giữa IR và mắt hồng ngoại của thiết bị không có vật cản.

    4. Âm thanh đa vùng.
    Với giải pháp âm thanh sử dụng một bộ Multi Audio của Lumi. Người dùng có thể
    chơi nhạc trực tiếp trên Smart Phone hay máy tính bảng thông qua giao tiếp Air
    Play với IOS hoặc qua giao tiếp DLNA (ví dụ ứng dụng MUZO Player,
    Spotify…) với Android.
    Vị trí lắp Multi Audio đáp ứng điều kiện sau:
    - Có nguồn 220V.
    - Có dây LAN từ Modem chính (cùng mạng cấp cho HC) để kết nối.
    Vị trí lắp đặt loa âm trần:
    - Phụ thuộc thiết kế trần nhà của căn hộ, vị trí lắp đặt sao cho phù hợp và đem lại
    sự tiện nghi, thoải mái nhất cho khách hàng.
    - Có các cổng line – in, stereo 3.5, optical để kết nối với amply của KH
     

    5. Vị trí rèm:
    Với giải pháp rèm tự động gồm: thanh ray, động cơ rèm, công tắc rèm của Lumi.

     

     

     

     

     

     

     

     

    Rèm kéo ngang:
    Trường hợp 1:
    lắp đặt công tắc rèm ở phía dưới để có thể điều khiển bằng tay.
    Vị trí lắp đặt của công tắc rèm ngang cần có:
    - Đế âm cho công tắc rèm.
    - Nguồn diện 220V (cùng nguồn điện cấp cho động cơ rèm).
    - Dây LAN (đóng vai trò là dây tín hiệu) từ động cơ rèm về vị trí công tắc rèm.
    Trường hợp 2: công tắc rèm dấu trên trần và chỉ điều khiển bằng điện thoại hoặc
    remote. Với trường hợp này có thể lắp công tắc rèm tại vị trí lắp đặt động cơ rèm
    và dùng dây thít chuyên dụng để cố định lại.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Rèm cuốn, rèm Roman, rèm cầu vồng (chỉ tích hợp được loại động cơ có 4 dây
    gồm 3 dây tín hiệu và 1 dây tiếp địa) :
    - Đế âm cho công tắc rèm.
    - Nguồn 220V cho công tắc rèm.
    - 3 dây điện đơn từ vị trí động cơ đến vị trí lắp công tắc.

    6. Lắp đặt cảm biến chuyển động:
    Cảm biến chuyển động (CBCĐ) là thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di
    chuyển trong vùng cảm ứng và HC tiếp nhận thông tin kích hoạt các điều kiện đầu
    ra. Bên cạnh đó CBCĐ có tích hợp thêm các thông tin về môi trường như nhiệtđộ,
    độ ẩm, ánh sáng.

     

     

     

     

    Vị trí lắp đặt:
    - Những nơi có ánh sáng yếu như: nhà vệ sinh, hành lang, cầu thang, garaoto….
    - Vị trí gắn cảm biến là trung tâm của vùng phát hiện chuyển động hoặc tùy điều
    kiện hạ tầng căn hộ mà chọ vị trí cho phù hợp và hiệu quả sử dụng cao.

    7. Lắp đặt cảm biến cửa:

     

     

     

     

     

    Cảm biến cửa (CBC) là thiết bị phát hiện trạng thái đóng, mở cửa tại vị trí được lắp
    đặt và gửi thông tin về HC kích hoạt các điều kiện đầu ra. Thường sử dụng cho giải
    pháp An Ninh. CBC cũng tích hợp thêm các thông tin của môi trường như nhiệt độ,
    độ ẩm, ánh sáng.
    Vị trí lắp đặt:
    - Cửa ra vào, cửa sổ,….
    - Phần tĩnh của cảm biến gắn vào phần cố định của cửa, phần động của cảm biến
    gắn vào cánh cửa. Khoảng cách của phần tĩnh và phần động của cảm biến khi
    cửa đóng (cảm biến xác nhận trạng thái đóng) tối đa là 1,5cm.

    II. Hệ Thống Điện:
    Nguồn điện + Đi dây:
     Đối với công tắc của Lumi:
    - Tại tất cả các vị trí lắp đặt công tắc Lumi phải có đầy đủ 1 cặp dây nguồn 220V
    (dây Lửa + dây Mát) của nguồn điện dành cho hệ đó.
    Ví dụ: hệ chiếu sáng: phải cấp nguồn chiếu (Lửa + Mass) tới vị trí các công tắc.

     Đối với HC, LC:
    - Cấp nguồn 220V tại vị trí lắp đặt HC hay LC.
    - Dây LAN kết nối HC, LC với Modem chính.

     Đối với âm thanh đa vùng:
    - Cấp nguồn 220V tại vị trí lắp đặt Wifi Amplifier.
    - 1 Cặp dây từ vị trí loa âm trần đến vị trí Wifi Amplifier.
    - Dây LAN kết nối Wifi Amplifier với Modem.

     Đối với rèm:
    - Nguồn 220V tại vị trí lắp đặt động cơ rèm.
    - Nguồn 220V (nguồn cấp cho động cơ rèm với rèm kéo ngang) tại vị trí lắp
    công tắc rèm.
    - Dây LAN từ vị trí động cơ rèm đến vị trí công tắc rèm

    III. Sơ Đồ Đấu Nối Thiết Bị
    1. Công tắc ON/OFF:
    - Đấu dây Lửa của nguồn vào chân L
    - Đấu dây Mass của nguồn vào chân N
    - Các dây tải của thiết bị đấu vào các chân 1,2,3,4

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Công tắc chiết áp:

     

     

     

     

     

     

    - Đấu nối dây như công tắc 1 nút.
    - Chạm vào vòng tròn cảm ứng ở giữa để BẬT/TẮT
    - Dùng ngón tay xoay cùng chiều kim đồng hồ trên đường viền vòng tròn cảm
    ứng để tăng độ sáng, xoay ngược chiều kim đồng hồ trên đường viền để giảm
    độ sáng.

    3. Công tắc Công Suất Cao (CSC):
    - Công tắc CSC có tối đa 3 nút, nhưng chỉ có chân số 1 là nút công suất cao.
    - Đấu nối CSC 1 nút, CSC 2 nút, CSC 3 nút giống sơ đồ nối dây của công tắc 1
    nút, 2 nút và 3 nút như ở trên.

    4. Công tắc rèm:
    Tiến hành xác định các dây tín hiệu : dây mở, dây đóng, dây dừng và dây chung để
    đấu vào công tắc rèm Lumi.
    Chập lần lượt 2 dây bất kỳ với nhau. Đến khi nào ta tìm được 1 dây khi chập vào 3
    dây còn lại sẽ điều khiển động cơ rèm đóng, mở và dừng thì đó là dây điều khiển
    (dây Chung).
    Lưu ý: Dây ở vị trí số 1 của jack 4 chân hoặc dây ở vị trí số 2 của jack 6 chân chắc
    chắn là dây chung.
    - Đấu dây Chung vào vị trí C.
    - 1 là dây mở rèm.
    - 2 là dây dừng rèm.
    - 3 là dây đóng rèm.
    Sau khi lắp đặt xong, để sử dụng ta phải cài mức rèm như sau:
    - Mở hết rèm ra. Ấn và giữ nguyên nút dừng trên bộ điều khiển rèm Lumi đến
    khi chuyển sang màu hồng thì thả ra.
    - Sau đó ấn nút đóng rèm.
    - Sau khi rèm đóng hết ấn nút dừng rèm. Lúc này rèm sẽ từ từ mở ra.
    - Sau khi rèm mở ra hết là kết thúc quá trình cài mức

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5. Công tắc quạt:
    Công tắc quạt đấu nối như hình vẽ dưới:

     

     

     

     

     

     

     

     

    6. Rèm cuốn Roman:
    Công tắc rèm cuốn đấu nối như hình vẽ.
    Khi điều khiển nút 1 mà rèm đóng và nút 3 thì rèm mở, tiến hành đổi 2 dây 2 chân
    cho nhau.

     

     

     

     

     

     

     

     

    7. Âm thanh đa vùng:

    8. RGB:
    Đâu nối như hình vẽ:

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    9. Cảm biến chuyển động:
    Cảm biến chuyển động:
    Cảm biến chuyển động dùng nguồn 220V qua bộ chuyển Adapter 3V.
    Gồm 2 phương thức lắp đặt chính :
    - Sử dụng băng dính 2 mặt ở phía sau lắp cảm biến để dán lên vị trí cần lắp đặt.
    - Sử dụng bộ vít lở có sẵn trong hộp chứa cảm biến để gắn lên vị trí cần lắp đặt.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cảm biến cửa:
    - Cảm biến cửa dùng nguồn pin giống như cảm biến chuyển động.
    - Sử dụng băng dính 2 mặt ở phía sau cảm biến để dán vào vị trí nên lắp đặt.

    10. Bộ điều khiển hồng ngoại IR:
    Bộ điều khiển hồng ngoại IR gồm có bộ Adapter để chuyển đổi nguồn 220V sang
    nguồn 1 chiều 5V gồm 2 phương thức lắp đặt chính:
    - IR để trên mặt bàn.
    - IR có thể gắn trần thông qua bộ vít lở có sẵn trong hộp chứa thiết bị.

    B. CẤU HÌNH
    NOTE: DHCP là IP Động

    Static là IP Tĩnh
    Khi chọn chế độ Station Mode lúc đó sẽ không còn wifi HC để truy cập 10.10.10.254,
    mà phải truy cập theo địa chỉ mà modem mạng cấp cho HC.
    Trường hợp 1: Để IP của HC ở chế độ DHCP: khi modem mạng khởi động lại (ví dụ
    nhà mất điện) hoặc HC bị rút ra cắm lại thì modem mạng sẽ cấp cho HC 1 dải IP bất
    kỳ và người dùng phải dùng phần mềm Scan IP để dò được IP của HC. Sau đó truy cập
    vào trang quản lý của HC bằng dải IP vừa dò được.

    Trường hợp 2: Để IP của HC ở chế độ Static: khi modem mạng khởi động lại, (ví dụ
    nhà mất điện) hoặc HC bị rút ra cắm lại thì modem mạng vẫn cấp cho HC một dải IP
    cố định mà không bị thay đổi. Chỉ cần truy cập vào trang chủ HC bằng dải IP đó, không
    phải dùng phần mềm Scan IP để dò IP HC nữa.

     KẾT LUẬN: Người dùng nên cài đặt IP của HC ở chế độ Static để cố định dải
    IIP, không mất thời gian để dò IP củaHC.

    *Cấu hình Local Controller (LC):
    Bộ ĐK Trung Tâm Phụ LC: Là thiết bị được kết nối với HC để mở rộng kết nối của
    các thiết bị khác. LC chỉ hoạt động khi được kết nối tới HC. Và LC không sử dụng
    được với 3G. IP của HC phải để ở chế độ IP Mode Static (IP Tĩnh), không được để HC
    ở chế độ IP Mode DHCP (IP Động).
    Các bước thực hiện để cấu hình LC:

    Bước 1: Cấu hình LC vào cùng mạng LAN với HC:
    Kết nối wifi LC (cũng có tên wiffi HCxxxx) => truy cập 10.10.10.254 và chọn Tab
    Adminstration
    Ở phần Running Mode chọn Config:
    Chuyển chế độ Home Controller => chế độ Local Controller
    Cuối cùng chọn Configure and Restart, hệ thống sẽ hiện lên 1 thông báo, chọn OK để
    LC tự khởi động lại.

    Bước 2: Sau khi LC khởi động, tiến hành add MAC LC vào danh sách Slave
    Vào THÔNG TIN HC -> DANH SÁCH SLAVE -> DẤU +

    *LƯU Ý: Phải chuyển running mode thành Local controller trước rồi mới add LC vào nhà, nếu để
    tình trạng 1 nhà có 2 HC, tài khoản sẽ bị xung đột dữ liệu và có thể dẫn đến mất cấu hình. Lúc đó nên
    nhờ bộ phận kỹ thuật kiểm tra

    C. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP:
    1. Các điều kiện để lắp được công tắc của Lumi ?
    - Phải có dây Mát ( dây N – dây trung tính ) đi từ hệ thống Mát Chung xuốngđế âm của
    công tắc
    - Khoảng cách giữa các đế âm (tối thiểu).
    + Đế âm HCN (chôn tai ốc nằm ngang):
     Đế âm chôn theo chiều ngang: 2,5 cm
     Đế âm chôn theo chiều dọc: 2,5 cm
    + Đế âm HV (chôn tai ốc nằm đứng):
     Đế âm chôn theo chiều ngang: 2 cm
     Đế âm chôn theo chiều dọc: 2 cm

    2. Khi lắp đặt xong công tắc, dùng tay ấn ko bật tắt được các nút cảm ứng?
    Tháo mặt kính công tắc và kiểm tra 2 chỗ bắt vít của công tắc. Không nên vặn vít quá
    chặt vì khi đó mặt kính và mặt cảm ứng sẽ kênh nhau nên sẽ không ấn được nút cảm ứng.

    3. Lắp đặt RGB ( lưu ý khi đấu nối dây)

    4. Công tắc rèm ấn bình thường, động cơ rèm chạy khi không tải, lắp vào thanh rèm
    thì kéo không được?

    Thanh rèm bị kẹt do dây cua-roa bị đứt hoặc bị gấp nối.
    Khắc phục bằng cách chỉnh lại dây cua-roa hoặc thay thế dây mới.

    5. Trạng thái đóng, mở, dừng của công tắc rèm không đúng với trạng thái icon của
    công tắc rèm trên App.
     Nguyên nhân: +> Do đấu nối sai các dây tín hiệu mở dừng đóng.
                               +> Do chưa cài đặt mức (hành trình) cho công tắc rèm đó.
     Các bước cài đặt mức cho rèm
     Rèm đơn
    B1: Cho rèm ở trạng thái mở hết.
    B2: Ấn giữ nút giữa (nút số 2) khi nào nút đó nháy hồng thì bỏ tay ra.
    B3: Sau khi bỏ tay ra thì ấn nút số 3 thì rèm sẽ bắt đầu đóng.
    B4: Khi nào rèm đóng hết thì ấn lại nút số 2 thì rèm sẽ bắt đầu mở.
    B5: Khi rèm mở hết là kết thúc quá trình cài đặt mức.

     Rèm đôi (thực hiện lần lượt với từng lớp rèm)
    B1: Cho rèm ở trạng thái mở hết
    B2: Ấn giữ nút số 1 khi nào nút đó nháy hồng thì bỏ tay ra.
    B3: Sau đó ấn nút số 2 và rèm sẽ đóng hết.
    B4: Khi nào rèm đóng hết thì ấn lại nút số 1 để rèm mở hết ra.
    B5: Khi nào rèm mở hết là kết thúc quá trình cài đặt mức.

    6. Công tắc Chiết Áp (Dimmer - LM DZ) là công tắc 1 nút không có loại chiết áp 2
    nút hay chiết áp 3 nút.

     Khi công trình có đèn chiết áp thì phải có 1 đế âm riêng để lắp công tắc chiết áp.
     Công tắc chiết áp chỉ lắp để tăng giảm độ sáng của bóng đèn sợi đốt, chứ không
    được lắp cho quạt trần. Nếu đại lý lấy CT Dimmer lắp cho quạt thì sẽ bị cháy và
    Lumi sẽ không bảo hành vấn đề này.

    7. Công tắc Công Suất Cao (LM – HPZ) có : CSC 1 nút , CSC 2 nút và CSC 3 nút.
    Nhưng cả 3 loại trên, mỗi loại đều chỉ có duy nhất nút cảm ứng ở vị trí số 1 là nút
    CSC, các nút còn lại chỉ là nút công suất thường.

    8. Công tắc quạt, hiện tại trên thị trường có 2 loại quạt chính như sau:
    - Quạt chỉ có chế độ ON/OFF, tức là công tắc đóng vai trò cấp nguồn cho quạt, sau đó
    người dùng sử dụng remote để điều khiển quạt: sử dụng công tắc ON/OFF côngsuất
    thường.
    - Quạt chạy có các cấp độ (hộp số) như số 1, 2, 3, 4: sử dụng công tắc Quạt chuyên
    dụng(công tắc Quạt 2 nút).
     Ngoài ra còn có loại đèn kết hợp với quạt (dấu cánh) thì loại này chỉ đấu 1 nút công
    suất thường. Công tắc ON thì đèn sáng và cấp nguồn cho quạt. Quạt dấu cánh đó chỉ
    có thể điều khiển bằng remote chứ không điều khiển qua công tắc của Lumi được.

    9. Khi cài đặt chế độ IP MODE STATIC cho HC thì HC ko có kết nối internet?
    Một số có Modem mạng họ tắt chế độ STATIC và chỉ để chế độ DHCP. Nên trong
    trường hợp này chỉ cần đổi chế độ IP MODE của HC từ STATIC => DHCP.

    10. Khi cài đặt HC chuyển sang chế độ STATION MODE, IP HC STATIC nhưng
    vẫn không truy cập được trang quản lý của HC, check IP không thấy MAC của
    HC?

    Kiểm tra phần Ipv4 DNS Servers của Wifi MoDem mà HC kết nối tới. Nếu Ipv4 DNS
    Servers là 8.8.8.0 hoặc 8.8.4.4 thì tiến hành các thao tác như sau:
    - Tiến hành Reset bằng nút cứng cho HC
    - Đợi HC khởi động lại xong, sau đó truy cập 10.10.10.254, cài HC ở chế độStation
    Mode, IP Mode ở chế độ Static, và thay đổi dòng DNS Server từ 8.8.8.8 => 8.8.8.0
    hoặc 8.8.8.4
    - Chọn Configure and restart để HC khởi động lại, sau đó tiến hành cấu hình bình 
    thường.

    11. Sau khi tạo nhà thành công, truy cập vào nhà để cấu hình nhưng không quét được
    thiết bị nào cả?

    Khuyến cáo: Người dùng không nên tự động xóa nhà. Vì khi đó thiết bị sẽ bị xóa hoàn
    toàn và không có cách nào thêm lại.
    Trong trường hợp HC chưa kết nối được với Server, nên HC chưa thể quét các thiết bị
    nào vào được. Ta tiến hành 1 trong 2 cách sau:
    - Rút HC ra đợi khoảng 10 đến 15 giây rồi cắm lại, sau khi HC khởi động lại thành
    công truy cập vào lumi life để tiến hành vào nhà và cấu hình hệ thống.
    - Truy cập trang chủ của HC sau đó kích Chọn Configure and Restart, sau khi HC
    khởi động lại thành công truy cập Lumi Life để tiến hành vào nhà và cấu hình.

    12. Trong phần cấu hình NÊN đặt tên các thiết bị, tên nhóm Đảo Chiều, tên Rule
    làm chuẩn chung cho các Đại Lý để dễ dàng quản lý và thuận lợi cho thao tác
    sữa chữa và check lỗi sau này.

    - Tên thiết bị, tên tầng, tên phòng: Nên viết hoa các chữ cái đầu tiên của tên thiết
    bị, tên phòng, tên tầng.
    - Ví dụ: Đèn Chùm, Hắt Trần, Downlight, Hành Lang, Bình Nóng Lạnh, Quạt
    Gió,…..
    - Tên các nút Đảo Chiều, nhóm Đảo Chiều, tên Rule nên đặt theo tên của các vị trí
    đảo chiều và vị trí cài đặt Rule
    Ví dụ: DC CT 1-2 (đảo chiều cầu thang 1-2)
    DC HL T2 (đảo chiều hành lang tầng 2)
    DC Down Mas (đảo chiều downlight phòng master)
    CB CT 1-2 ON (Rule ON của cảm biến ở cầu thang 1-2)
    CB CT 1-2 OFF (Rule OFF của cảm biến ở cầu thang 1-2)
    CB HL T2 ON (Rule ON của cảm biến ở hành lang tầng 2)

    13. HC và LC quản lý thiết bị (công tắc, cảm biến,…) độc lập với nhau, vì vậy khi
    cấu hình không nên cài đặt chéo giữa thiết bị do HC quản lý với thiết bị do LC
    quản lý để đảm bảo độ ổn định mạng.

    Ví dụ: công tắc thuộc HC, cảm biến chuyển động thuộc LC, khi cấu hình Rule: Đầu
    vào là CBCĐ của LC và Đầu ra là Công tắc của HC, thì hệ thống hoạt động không ổn
    định, và không thể thực hiện Rule đã cài đặt.

    14. Khi cấu hình Rule cho Cảm biến chuyển động mà thiết bị đầu ra vẫn không
    thay đổi trạng thái?

    - B1: Nên dùng vỏ hộp cảm biến che cảm biến.
    - B2: Tiến hành cài đặt Rule cho cảm biến vừa che với các thiết bị đầu ra.
    - B3: Đợi khoảng 15 - 20 giây, tiến hành mở hộp và đóng lại hộp luôn để test cảm biến.
    - B4: Quan sát thiết bị đầu ra có tự động bật và tắt theo điều kiện đã cài đặt trong Rule

    15. Trong phần cài đặt cảnh có ÂTĐV, nhưng không thấy list nhạc trong USB hiện
    lên để chọn bài hát?

    USB cắm vào Âm Ly chỉ nên có dưới 100 bài hát, vì nếu có nhiều quá thì trên giao
    diện home.lumi.vn sẽ không load và hiển thị list nhạc đó nên được.

    16. Khi tích hợp tính năng nhận dạng giọng nói của Amazon vào hệ thống Lumi 
    Life, nhưng lại không điều khiển được các thiết bị đã cài đặt?

     Nguyên nhân: +> Do người dùng phát âm sai.
                               +> Do tài khoản lumi life đó có nhiều hơn 1 nhà.
    Tài khoản trên app khi tích hợp Amazone Alexa thì bắt buộc tài khoản đó chỉ điều
    khiển 1 nhà duy nhất. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 nhà thì Alexa sẽ không hiểu
    được đang ra lệnh điều khiển các thiết bị cho nhà nào.

    17. Add Camera có đầu ghi vào app Lumi Life ?
    Ví dụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Trên app Lumi Life:
    *user: admin
    *pass: lumihack
    *ip: 192.168.1.108
    *internal port: 554
    *domain: hiklumi.cameraddns.net
    *external port: 556

    18. Cảm biến chuyển động cầu thang:

     

     

     

     

     

     

    19. Xóa nhà:
    - Muốn xóa nhà phải thao tác xóa HC trong nhà trước (vào thông tin HC -> cài đặt).
    - Xóa toàn bộ HC/LC rồi mới thao tác xóa được nhà.

    Tin Liên Quan

    Bình luận bài viết

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !